Hiện nay việc sử dụng keo để dán thảm đang rất được mọi người quan tâm. Sau đây Tân Đại Phát sẽ hướng dẫn cách thi công keo dán thảm đạt chuẩn.
Hướng dẫn cách thi công keo dán thảm với 3 dòng keo
Keo dán thảm P-5ECO
Keo dán thảm P-5ECO là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến để dán thảm trải sàn bởi những ưu điểm như:
- Có khả năng chịu được sự co giãn tự nhiên tốt với độ bền cao
- Keo dán đa năng P-5ECO là loại keo cao cấp với độ nhớt và độ đàn hồi cao, có khả năng chịu được sự xê dịch của bề mặt vật liệu.
-Bởi là dòng keo cao cấp nên có khả năng kết dính bám chặt cực tốt, duy trì tốt lực liên kết ban đầu
- Được sản xuất với công thức liên kết linh hoạt giúp cho keo có đủ khoảng thời gian để kết dính, bám chặt và duy trì lực liên kết ban đầu luôn được tốt nhất.
- Đa tính năng, có thể sử dụng trên nhiều vật liệu khác nhau, đặc biệt sử dụng trong việc dán thảm.
Keo dán thảm Bugjo
Keo dán thảm Bugjo là loại keo đa năng có ứng dụng rất cao. Với khả năng kết dính tuyệt vời, nó có thể sử dụng để thi công thảm trên tất cả mặt sàn khác nhau như: sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, đặc biệt có thể sử dụng ngay cả trên nền gạch và nền xi măng.
Dòng keo dán này thích hợp sử dụng cho cả thảm cuộn và thảm vuông văn phòng (thảm tấm) với độ kết dính nhanh, chỉ mất khoảng 10-20 phút, tiết kiệm thời gian thi công cho bạn.
Keo dán thảm KKK
Keo dán thảm KKK là dòng keo được đánh giá cao trong việc dán thảm trải sàn, là vật liệu phụ không thể thiếu được ứng dụng để dán các vật liệu trong quá trình thi công cách âm, cách nhiệt với những ưu điểm như:
- Có độ bền cao
- Độ kết dính chắc chắn
- Keo Adhesive Special KKK chịu nước tốt
Keo KKK được đóng hộp với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Cùng tìm hiểu hướng dẫn cách thi công keo dán thảm để thi công đạt chuẩn bạn nhé!
Hướng dẫn cách thi công keo dán thảm
Sau đây Tân Đại Phát sẽ hướng dẫn cách thi công keo dán thảm cho các bạn, cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Kiểm tra mặt nền khô ráo, bằng phẳng, có đúng với các thông số kỹ thuật về màu sắc, thiết kế, số lượng, kích thước. Lỗi có thể nhìn thấy và hư hại có thể có trong quá trình vận chuyển không.
Bước 2: Vệ sinh toàn bộ mặt bằng thi công, cần phải đáp ứng được độ bằng phẳng nhất định để có thể đảm bảo chất lượng thi công
Bước 3: Tiến hành cắt thảm theo khổ hoặc kích thước nhất định rồi đặt vào sàn
Đối với thi công dạng tấm, miếng ghép thì người thợ chỉ cần căn hàng thảm từ một điểm nhất định làm gốc sau đó sẽ đặt theo chiều mũi tên phía sau tấm thẳm hoặc đặt cảo từ bức gốc chạy lên.
Bước 4: Sử dụng keo để cố định thảm, thông thường loại keo được sử dụng nhiều đó chính là Keo P 5eco, keo bugjo, Keo Adhesive Special KKK,... ,
Bước 5: Kích căng bề mặt thảm và các mối nối giữa những tấm thảm. Trong quá trình thi công sẽ không thể nào tránh khỏi được trường hợp thảm sẽ bị trùng nên cần kích căng thảm, đảm bảo độ thẩm mỹ.
Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh, dọn dẹp bề mặt thảm sau khi đã làm xong những bước trên, nếu mọi thứ đã ổn thì tiến hành dọn dẹp toàn bộ bề mặt thảm trải sàn và có thể sử dụng bình thường.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thi công dán keo cỏ nhân tạo